Máy nén khí piton nhớt hay còn gọi máy hơi nó có tác dụng nạp-nén khí vào bình tích đến 1 áp lực nhất định theo cài đặt của từng model máy . Nó được sử dụng rất phổ biến từ người dùng gia đình đến các thợ chuyên nghiệp, công ty, xưởng gia công sản xuất, gara,…

Để sử dụng một máy nén khí hiệu quả, đảm bảo được độ bền cho máy chúng ta cần biết cách bảo dưỡng bảo trì định kỳ. Bài viết hôm nay Vinmax xin chia sẻ những kinh nghiệm tự bảo dưỡng máy đúng cách an toàn và hiệu quả.

Máy nén khí sử dụng piton nhớt – Bảo dưỡng đúng cách giúp tăng tuổi thọ máy.

Máy hơi sử dụng piton nhớt là như thế nào? Nó có những loại nào?

Máy hơi sử dụng piton có nhớt là dòng máy mà đầu nạp khí kiểu piton bằng kim loại ( Nó bao gồm nồng, piton, tay ven, sắc sắc măng ), trong piton đó có buồng chứa nhớt để bôi trơn piton và làm mát.

– Thông thường máy có nhớt sẽ chia làm 2 loại máy nén chạy dây curoa và máy chạy trực tiếp.

+ Máy chạy dây curoa là dòng máy sử dụng motor kéo riêng và piton riêng, hai bộ phận này được liên kết với nhau qua dây curoa. Thông thường thiết kế này dành cho các máy có dung tích bình chứa lớn từ 70L trở lên.

+ Máy chạy trực tiếp là dòng máy có động cơ điện và piton được gắn trực tiếp vào nhau. Máy nén trực tiếp hầu hết là máy nhỏ từ 9-50L nhỏ gọn tiện lơi khi mang đi

may nen khi 300l su dung piton nhot 10hp
Máy nén khí Pegasus 10HP sử dụng piton có nhớt bôi trơn

Cấu tạo của một máy nén khí sử dụng piton nhớt

Một máy nén khí dù lớn hay nhỏ, trực tiếp hay chạy dây curoa đều có cấu tạo như sau:

– Đông cơ điện: là bộ phận truyền động lực kéo đến piton, motor 1 pha 220V hoặc 3 pha 380V, vòng tua nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng mức công suất của máy.

– Đầu nạp khí: hay còn gọi là đầu piton thường được thiết kế vỏ gang, kiểu đầu 1-3 piton tùy theo từng kiểu máy và công suất máy.

– Bình tích khí: Là bình được làm bằng kim loại có độ dày nhất định có thể chịu được áp lực khí nén 10-15 bar.

– Bộ phận nhỏ như van 1 chiều, rơ le, van an toàn, đồng hồ áp,….

Bảo dưỡng máy nén khí giúp tăng tuổi thọ của máy

– Cách bố trí máy nén trong quá trình sử dụng

Điểm đặt máy phải sạch sẽ, thoáng mát, máy gần với nguồn điện để đảm bảo sự thuận tiện khi vận hành

Đặt máy cách tường 1 khoảng ít nhất 50cm, hướng lọc gió ở đầu nén ra ngoài

Đấu điện đúng cách sao cho chiều quay puly theo hướng mũi tên đánh dấu trên chắn bảo vệ ( đối với loại 3 pha)

Cau-tao-may-nen-khi-co-dau
Cấu tạo của 1 đầu nén piton nhớt

– Bảo dưỡng motor điện

Motor điện của máy nén khí là bộ phận rất ít quan trọng, là nguồn động lực giúp đầu nén làm việc.

Bảo dưỡng motor rất đơn giản, đối với motor 1 pha cần chú ý đến nguồn điện vào đẩm bảo nguồn điện đi từ dây chính, điện áp đủ 220V, dây dẫn đủ lớn chất lượng. Còn đối với motor 3 pha khi đấu điện cần chú tâm sự chắc chắn ở các điểm nối, tránh làm mất pha gây cháy motor

Trong quá trình sử dụng phát hiện motor kêu to hơn bình thường cần dừng máy kiếm tra bi bạc. Motor chạy ỳ, nóng hơn bình thường cần ngắt điện ngay đưa motor đến thợ để kiểm tra.

– Bảo dưỡng đầu nén khí

Đối với máy nén khí mới cần thay dầu bôi trơn trong vong 100 giờ sử dụng đầu tiên. Sử dụng loại dầu bôi trơn 40W, mỗi lần thay nhớt sao cho mực nhớt vừa bằng 2/3 trên mắt nhớt.

Định kỳ thay dầu sau lần thay thứ nhất là khoảng 500 giờ hoạt động. Nên thay mới hoàn toàn sẽ giúp quá trình bôi trơn và làm mát đầu nén tốt hơn

Vệ sinh lọc gió ở đầu nén định kỳ 1 tuần 1 lần. Lọc gió này có thể tháo rời các chi tiết để vệ sinh

Kiểm tra các vị trí ghép nối ở đầu nén khí, nếu phát hiện hở roăng xì hơi trong quá trình nạp cần siết chạt ốc hoặc thay roăng ngay.

loc gio may nen khi
Bên trong của một đầu lọc gió nén khí

– Bảo dưỡng bình tích khí

Bình tích khí được xem như là khung của máy nén khí thường được gia công bằng kim loại, hình trụ tròn bên ngoài được sơn dày song bên trong bình không thể sơn được bảo vệ.

Quá trình nạp khí từ ngoài vào sẽ làm hơi nước tích tụ lại trong bình. Điều này sẽ làm giảm thể tích bình chứa, thời gian tích khí và thoát khí nhanh, máy phải chạy liên tục không có thời gian nghỉ rất có hại cho máy.

Ngoài ra, tích nước quá lâu trong bình chứa sẽ dẫn đến sự oxi hóa bên trong làm chất lượng bình bị giảm gây thủng, xì, nặng hơn là nổ bình. Do đó cần xả nước hàng ngày qua van xả đáy ở phí dưới bình tích. ( Giảm áp lực khí nén xuống chưa đến 1 bar và bắt đầu xả )

Van xa day may nen khi
Thường xuyên xảy nước đọng trong bình

– Bảo dưỡng các điểm van – Rơle

Trong máy nén khí sẽ có các van như van 1 chiều, van an toàn, van xả đầu ra. Thường xuyên kiểm tra các van này đảm bảo không bị rò khí. Nếu thấy rò khí cần khắc phục hoặc thay mới, quấn su non vào ren vặn để chắc chắn hơn.

role may nen khi
Rơ le có các tiếp điểm bằng đồng

Rơ le là bộ phận cực kỳ quan trong của máy nén khí, nó có nhiệm vụ đống ngắt máy theo áp lực khí nén. Rơ le nhãy liên tục trong quá trình vận hành lâu ngày sẽ dân đến hiện tượng mô ve các tiếp điểm làm cho motor chập chờn, nặng hơn là chập điện cháy motor,… Cần kiểm tra rơ le định kỳ, vệ sinh, đánh bóng các tiếp điểm để đảm bảo cung cấp đủ điện cho motor.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *